Công tác tuyên truyền
Ánh sáng Hồ Chí Minh
- Được đăng: Thứ ba, 19 Tháng 5 2015 07:49
- Lượt xem: 7838
(TGAG)- Hồ Chí Minh - tên Người đã đọng lại trong lòng nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới như một điều thật tự nhiên và gần gũi. Dù đã đi xa, nhưng trái tim của Người vẫn đập cùng hàng ngàn, hàng triệu trái tim nhân dân Việt Nam và thế giới. Tư tưởng của Người vẫn thấm đậm trong đời sống chính trị, văn hóa của đất nước và dân tộc. Hình ảnh Người đã trở thành một biểu tượng đặc biệt, thân thuộc và sống động trong trí nhớ không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn của bạn bè trên khắp thế giới. Ở Người luôn tỏa ra ánh sáng để soi đường cho chúng ta đi, để mọi người soi rọi vào đó mà sống tốt đẹp hơn.
Cả cuộc đời của Người, lúc làm việc hay trong cuộc sống đời thường điều gì chúng ta cũng đáng để phải học hỏi. Là lãnh tụ tối cao của dân tộc, nhưng Người sống hết mực giản dị và thanh bạch. Sự giản dị và thanh bạch đó thể hiện trong ngôi nhà sàn nho nhỏ của Người. Nhân dân ta và cả bạn bè quốc tế, mỗi khi có dịp đến thăm nơi ở của Người đều ghi lại những cảm nghĩ vô cùng chân thật và sâu sắc. Một khách nước ngoài sau khi thăm ngôi nhà sàn đã ghi lại cảm tưởng rằng: “Nơi đây, nhà sàn không có chỗ cho sự xa hoa, nhưng cũng chẳng có chỗ cho sự tầm thường. Rất mực giản dị và thanh đạm, nhưng không loại trừ việc tìm kiếm cái đẹp”.
Ngôi nhà sàn đơn sơ gắn với thiên nhiên của Bác - Ảnh tư liệu
Sự giản dị và thanh bạch đó còn thể hiện trong những bữa ăn của Người. Nhiều vị khách quốc tế đã không lấy làm tin khi nghe câu chuyện rằng: “Có một buổi tối, Cụ Hồ ngồi làm việc với cái máy chữ của mình. Ông Cụ chỉ mổ cò hai ngón thôi nhưng rất nhanh. Bỗng Cụ dừng tay lại và nói một cách rất bâng quơ : “Bây giờ giá có bát phở mà ăn thì thú nhỉ ?...”(*). Họ không tin một vị Chủ tịch nước, làm việc khuya, đói bụng đến mức thèm ăn bát phở. Bởi điều này là hiếm xảy ra với các chính khách trên thế giới. Nhưng đó lại là điều có thực ở Bác Hồ.
Ông Nguyễn Thế Văn, người đã từng được đi theo phục vụ Bác trong nhiều năm đã từng tâm sự rằng: Từ khi đi theo Bác, ông học được nhiều điều ở Bác, nhất là tinh thần tiết kiệm. Ông kể: “Mỗi bữa ăn của Bác chỉ có một niêu cơm nhỏ, một đĩa tai hoặc mũi lợn luộc, một chút mắm chua. Khi ăn, bao giờ Bác cũng gắp tai -mũi lợn ra một chiếc đĩa nhỏ rồi lấy chén đậy lại. Sau đó, Bác lấy dao khoanh tròn niêu cơn, lấy cháy ra ăn trước. Ăn xong, Bác bưng xuống bếp đưa cho tôi và anh em cán bộ phục vụ đĩa thịt tai lợn và bảo chỗ này Bác chưa gắp đến, các chú ăn đi. Chúng tôi nhìn nhau rơi nước mắt, chỉ có vài miếng thịt mỏng mà Bác còn phần chúng tôi thì...”.
Những bữa ăn sang trọng cho Bác không phải là không có, nhưng Bác kiên quyết từ chối những bữa ăn như thế. Người đã từng răn dạy cán bộ đảng viên rằng: “Ai cũng muốn không những ăn no, mặc ấm mà còn phải được ăn ngon, mặc đẹp. Cả Bác và các chú cũng thế. Chúng ta làm cách mạng là để được hạnh phúc. Nhưng khi nước ta chưa được độc lập, nhân dân ta còn nhiều người nghèo khổ, đói rét bệnh tật, không được học hành, nói gì đến ăn ngon mặc đẹp … Nếu chỉ biết lo thu vén cho bản thân mình được ăn ở sung sướng trong khi đất nước còn đang trong cảnh lầm than thì thật đáng xấu hổ”.
Bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sỹ ở Tân Trào trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp - Ảnh tư liệu
Rồi đến phong cách làm việc, chúng ta thấy có nhiều điều Người làm nhưng không nói hoặc nói rất ít. Phải đi vào những chỗ nói ít hoặc không nói ấy mới có thể hiểu sâu hơn phong cách Hồ Chí Minh. Trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, lãnh tụ tối cao của dân tộc, Người đã có một phong cách làm việc mẫu mực để tiến hành công tác và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết đúng đắn và thỏa đáng các mối quan hệ với quần chúng, với cấp dưới, với những người bạn chiến đấu gần gũi, với các vị phụ lão, nhân sĩ, trí thức, đại diện các tôn giáo, dân tộc... Người không dựa vào quyền lực để bắt buộc mọi người phải phục tùng, mà thuyết phục con người bằng một phong cách làm việc vừa mang tính nguyên tắc và khoa học cao, vừa có tình nhân ái bao la của một tấm lòng nhân hậu. Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh không phải chỉ tác động đến nhận thức mà còn cảm hóa cả trái tim con người. Qua phong cách làm việc của Bác, mọi người đến với Đảng, tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng không phải chỉ bằng lý trí, mà còn bằng tình cảm sâu sắc của chính mình.
Ngày 19-5-1963, Quốc hội có ý tặng Bác Huân chương Sao Vàng – huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam, Bác nói: “Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng Quốc hội cho phép tôi chưa nhận, vì tôi tự thấy chưa xứng đáng… Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng bào miền Nam tặng thì tôi xin nhận”. Bác mất đi, trên ngực không một tấm huân chương. Nhưng tấm huân chương cao quý nhất mà nhân dân cả nước trao tặng Bác là niềm tin tuyệt đối, tình cảm yêu quý Bác. Ngay trong bom đạn, kìm kẹp của kẻ thù, không có tỉnh nào ở miền Nam không có đền thờ Bác. Miền Nam trong trái tim Bác và Bác ở trong mỗi trái tim người dân miền Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng phong cách làm việc và trong cuộc sống đời thường của Người mãi mãi là ánh sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người đến với chân - thiện – mỹ của cuộc sống. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang tiếp bước con đường mà Người đã lựa chọn. Với cương vị công tác của mình mỗi người hãy luôn tự đặt ra câu câu hỏi: Ta làm việc có xứng đáng với niềm tin của dân chưa, ta có hoàn thành trách nhiệm chưa..?. Tôi nghĩ rằng những lúc ấy, nếu chúng ta nghĩ đến tấm gương của Bác, nghĩ đến phong cách làm việc của Bác chắc chắn rằng chúng ta sẽ làm việc tốt hơn, tâm hồn sẽ trong sáng hơn và chúng ta sẽ cố gắng phấn đấu hơn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó./.
Ngọc Hân
_____________
(*) Cảnh sắc và hương vị đất nước- Nguyễn Tuân- NXB Tác phẩm mới- HN 1988.
Cả cuộc đời của Người, lúc làm việc hay trong cuộc sống đời thường điều gì chúng ta cũng đáng để phải học hỏi. Là lãnh tụ tối cao của dân tộc, nhưng Người sống hết mực giản dị và thanh bạch. Sự giản dị và thanh bạch đó thể hiện trong ngôi nhà sàn nho nhỏ của Người. Nhân dân ta và cả bạn bè quốc tế, mỗi khi có dịp đến thăm nơi ở của Người đều ghi lại những cảm nghĩ vô cùng chân thật và sâu sắc. Một khách nước ngoài sau khi thăm ngôi nhà sàn đã ghi lại cảm tưởng rằng: “Nơi đây, nhà sàn không có chỗ cho sự xa hoa, nhưng cũng chẳng có chỗ cho sự tầm thường. Rất mực giản dị và thanh đạm, nhưng không loại trừ việc tìm kiếm cái đẹp”.
Ngôi nhà sàn đơn sơ gắn với thiên nhiên của Bác - Ảnh tư liệu
Sự giản dị và thanh bạch đó còn thể hiện trong những bữa ăn của Người. Nhiều vị khách quốc tế đã không lấy làm tin khi nghe câu chuyện rằng: “Có một buổi tối, Cụ Hồ ngồi làm việc với cái máy chữ của mình. Ông Cụ chỉ mổ cò hai ngón thôi nhưng rất nhanh. Bỗng Cụ dừng tay lại và nói một cách rất bâng quơ : “Bây giờ giá có bát phở mà ăn thì thú nhỉ ?...”(*). Họ không tin một vị Chủ tịch nước, làm việc khuya, đói bụng đến mức thèm ăn bát phở. Bởi điều này là hiếm xảy ra với các chính khách trên thế giới. Nhưng đó lại là điều có thực ở Bác Hồ.
Ông Nguyễn Thế Văn, người đã từng được đi theo phục vụ Bác trong nhiều năm đã từng tâm sự rằng: Từ khi đi theo Bác, ông học được nhiều điều ở Bác, nhất là tinh thần tiết kiệm. Ông kể: “Mỗi bữa ăn của Bác chỉ có một niêu cơm nhỏ, một đĩa tai hoặc mũi lợn luộc, một chút mắm chua. Khi ăn, bao giờ Bác cũng gắp tai -mũi lợn ra một chiếc đĩa nhỏ rồi lấy chén đậy lại. Sau đó, Bác lấy dao khoanh tròn niêu cơn, lấy cháy ra ăn trước. Ăn xong, Bác bưng xuống bếp đưa cho tôi và anh em cán bộ phục vụ đĩa thịt tai lợn và bảo chỗ này Bác chưa gắp đến, các chú ăn đi. Chúng tôi nhìn nhau rơi nước mắt, chỉ có vài miếng thịt mỏng mà Bác còn phần chúng tôi thì...”.
Những bữa ăn sang trọng cho Bác không phải là không có, nhưng Bác kiên quyết từ chối những bữa ăn như thế. Người đã từng răn dạy cán bộ đảng viên rằng: “Ai cũng muốn không những ăn no, mặc ấm mà còn phải được ăn ngon, mặc đẹp. Cả Bác và các chú cũng thế. Chúng ta làm cách mạng là để được hạnh phúc. Nhưng khi nước ta chưa được độc lập, nhân dân ta còn nhiều người nghèo khổ, đói rét bệnh tật, không được học hành, nói gì đến ăn ngon mặc đẹp … Nếu chỉ biết lo thu vén cho bản thân mình được ăn ở sung sướng trong khi đất nước còn đang trong cảnh lầm than thì thật đáng xấu hổ”.
Bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sỹ ở Tân Trào trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp - Ảnh tư liệu
Rồi đến phong cách làm việc, chúng ta thấy có nhiều điều Người làm nhưng không nói hoặc nói rất ít. Phải đi vào những chỗ nói ít hoặc không nói ấy mới có thể hiểu sâu hơn phong cách Hồ Chí Minh. Trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, lãnh tụ tối cao của dân tộc, Người đã có một phong cách làm việc mẫu mực để tiến hành công tác và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết đúng đắn và thỏa đáng các mối quan hệ với quần chúng, với cấp dưới, với những người bạn chiến đấu gần gũi, với các vị phụ lão, nhân sĩ, trí thức, đại diện các tôn giáo, dân tộc... Người không dựa vào quyền lực để bắt buộc mọi người phải phục tùng, mà thuyết phục con người bằng một phong cách làm việc vừa mang tính nguyên tắc và khoa học cao, vừa có tình nhân ái bao la của một tấm lòng nhân hậu. Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh không phải chỉ tác động đến nhận thức mà còn cảm hóa cả trái tim con người. Qua phong cách làm việc của Bác, mọi người đến với Đảng, tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng không phải chỉ bằng lý trí, mà còn bằng tình cảm sâu sắc của chính mình.
Ngày 19-5-1963, Quốc hội có ý tặng Bác Huân chương Sao Vàng – huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam, Bác nói: “Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng Quốc hội cho phép tôi chưa nhận, vì tôi tự thấy chưa xứng đáng… Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng bào miền Nam tặng thì tôi xin nhận”. Bác mất đi, trên ngực không một tấm huân chương. Nhưng tấm huân chương cao quý nhất mà nhân dân cả nước trao tặng Bác là niềm tin tuyệt đối, tình cảm yêu quý Bác. Ngay trong bom đạn, kìm kẹp của kẻ thù, không có tỉnh nào ở miền Nam không có đền thờ Bác. Miền Nam trong trái tim Bác và Bác ở trong mỗi trái tim người dân miền Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng phong cách làm việc và trong cuộc sống đời thường của Người mãi mãi là ánh sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người đến với chân - thiện – mỹ của cuộc sống. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang tiếp bước con đường mà Người đã lựa chọn. Với cương vị công tác của mình mỗi người hãy luôn tự đặt ra câu câu hỏi: Ta làm việc có xứng đáng với niềm tin của dân chưa, ta có hoàn thành trách nhiệm chưa..?. Tôi nghĩ rằng những lúc ấy, nếu chúng ta nghĩ đến tấm gương của Bác, nghĩ đến phong cách làm việc của Bác chắc chắn rằng chúng ta sẽ làm việc tốt hơn, tâm hồn sẽ trong sáng hơn và chúng ta sẽ cố gắng phấn đấu hơn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó./.
Ngọc Hân
(*) Cảnh sắc và hương vị đất nước- Nguyễn Tuân- NXB Tác phẩm mới- HN 1988.